CÔNG TY TNHH 68 CREATIVE
Số 68 Song Hành, Ấp Mỹ Hòa 1, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh,
support@68creative.vn
0888839281

Social media là gì? Vai trò chiến lược, ứng dụng vào marketing

Nhắc đến Social Media, mọi người thường nghĩ nó chỉ gói gọn trong Facebook, Linkedin, Instagram hay Twitter. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì Social Media là một mảng rất rộng.

Vậy, Social Media là gì? Chức năng và lợi ích của Social Media là gì? Có những loại Social Media nào? Làm sao để kết hợp Social Media với SEO một cách hiệu quả? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

Tìm hiểu về Social Media

Social Media là gì?

Social Media – phương tiện truyền thông mạng xã hội là những kênh người dùng có thể dễ dàng liên hệ, trao đổi, chia sẻ hình ảnh, video, hay các thông tin cần thiết,… Nhờ khả năng tương tác mạnh mẽ của các mạng xã hội mà Social Media được xem là kênh hiệu quả khi làm Marketing online.

Social Media là gì

Social Media là nền tảng mà các doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Song song với đó là nhận lại những ý kiến phản hồi nhanh chóng từ người dùng hay khách hàng mục tiêu.

Chức năng của social media

Social Media là công cụ giúp mọi người chia sẻ thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương tiện truyền thông kiểu truyền thống như truyền hình, báo chí, đài phát thanh,…

Social media có những chức năng sau:

  • Gia tăng hiệu quả cho những hoạt động liên quan đến Digital Marketing
  • Thu hút lượng traffic tự nhiên, cải thiện thứ hạng tìm kiếm và mức độ uy tín, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Chia sẻ thông tin, kiến thức bổ ích, có giá trị đối với mọi người xung quanh
  • Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cá nhân
  • Cho phép các nhãn hàng và doanh nghiệp quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo trên nền tảng social media.

Cách vận hành của social media

Điểm khác biệt của Social Media so với các hình thức truyền thông khác là tính năng cá nhân hóa. Social Media cho phép người dùng tạo tài khoản, hồ sơ cá nhân và tự sáng tạo nội dung của riêng mình trên nền tảng trực tuyến.

Cách vận hành của social media

Khi đã sở hữu tài khoản cá nhân, người dùng có thể tự đăng tải các nội dung bài viết, hình ảnh, video của mình và chia sẻ lên News Feed của mình. Song song với đó, những người dùng khác sẽ thấy được các bài đăng này sau khi theo dõi hoặc kết bạn, và có thể chọn nút thích, thả cảm xúc hoặc bình luận ở bên dưới bài viết.

Đối với các tài khoản doanh nghiệp, khách hàng cũng có thể bình luận dưới bài viết có thể trở thành một cuộc thảo luận về một chủ đề nào đó. Dựa vào đó mọi người, trong đó có doanh nghiệp, có thể lắng nghe và hiểu được câu chuyện với nhiều góc nhìn, khách quan nhất.

Phân loại Social Media

Dựa theo mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L. Tulen, Social Media được chia thành 4 nhóm cơ bản như sau:

  • Social Community: Các trang mạng xã hội cho phép người dùng trò chuyện, kết nối và chia sẻ thông tin, tăng tương tác đa chiều như Facebook, Twitter…
  • Social Publishing: Các trang website nhằm truyền tải, phổ biến các nội dung trên mạng như trang tin tức, blog, trang đăng tải hình ảnh, video, nhạc,… Ví dụ: Medium, Scribd, Draft2Digital
  • Social Commerce: Phục vụ cho mục đích hỗ trợ việc giao dịch, mua bán, là một phần của thương mại điện tử. Ví dụ: Amazon, Alibaba, Shopify,…
  • Social Entertainment: Là các trang hay các công cụ dùng để phục vụ người dùng với mục đích vui chơi, giải trí. Nổi bật gồm có Social Game, các trang Web chơi Game trực tuyến…

Các loại hình Social media

Các loại hình Social media

Với 4 loại Social Media, bạn có thể truyền tải thông tin với các loại hình sau:

  • Social Networks: Cho phép người dùng tạo và chia sẻ thông tin, kết nối với bạn bè, gia đình và người khác trên mạng. Ví dụ: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn.
  • Social News: Cho phép người dùng cung cấp các kiến thức liên quan đến vấn đề họ quan tâm. Ví dụ: Reddit, Buzzfeed, Digg
  • Social Media Sharing: Cho phép chia sẻ các dạng thông tin số như hình ảnh, video ngắn, video dài cho mọi người xem và đóng góp ý kiến thông qua phần bình luận hoặc để lại lời nhắn
    • Social dành cho hình ảnh: Instagram, Pinterest.
    • Social dành cho video: YouTube, TikTok, Vimeo.
  • Social Bookmarking: Cho phép quản lý dữ liệu, sắp xếp, chia sẻ thông tin một cách hệ thống và chuyên nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Ví dụ: i-share.vn, linkhay.com,…
  • Social Microblogging: Cho phép người dùng chia sẻ, trao đổi những câu chuyện, tâm sự ngắn (có giới hạn số ký tự) bằng câu chữ, hình ảnh hoặc video. Ví dụ: Twitter, Wechat, Mastodon
  • Social Blog Comments and Forums: Cho phép người dùng chia sẻ các bài viết, ý kiến và thông tin với người đọc. Ví dụ: Blogger, Tumblr.

Lợi ích của Social Media với doanh nghiệp

Sử dụng miễn phí

Người dùng và doanh nghiệp không cần trả bất kỳ chi phí nào để tạo tài khoản hay để hoạt động. Chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì phải trả phí tùy theo mức quy định của từng nền tảng.

Lợi ích của Social Media với doanh nghiệp

Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng tải những nội dung về hình ảnh, chương trình khuyến mãi hay các sản phẩm của mình trên trang cá nhân mà không tốn phí.

Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Hiện nay, người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều với mọi tầng lớp, độ tuổi, khu vực sinh sống,… Đây là một cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo tập trung cho từng đối tượng.

Định hình thương hiệu

Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng thông qua các bài viết có nội dung thể hiện đặc tính thương hiệu.

Ngoài ra, trên trang mạng xã hội, doanh nghiệp cũng có thể “định danh” mình với các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như logo, tên, địa chỉ,… một cách đồng nhất ở nhiều kênh cũng giúp định hình trong tâm trí khách hàng về hình ảnh thương hiệu, tăng sự uy tín.

Tăng traffic cho website

Social Media là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng traffic cho website của mình. Với mỗi bài viết, doanh nghiệp có thể kèm theo link dẫn đến website chính (hay còn gọi là backlink) để dắt khách hàng truy cập website thông qua việc lướt các kênh Social Media, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội.

Tăng tương tác với khách hàng

Các kênh Social Media có thể trở thành một môi trường giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhờ các tính năng như bình luận, nhắn tin mà doanh nghiệp có thể lắng nghe và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng.

Tăng tính viral cho thương hiệu

Lợi ích social media

Đặc trưng của social media là tốc độ lan truyền thông tin nhanh đến chóng mặt. Vì vậy, nếu thấy nội dung doanh nghiệp đăng tải thú vị, độc đáo, có ý nghĩa hay bổ ích, người dùng sẽ tự động chia sẻ cho những người xung quanh, từ đó, nhiều người biết đến thương hiệu hơn.

Nhược điểm của Social Media

Social Media phát triển nhưng nó cũng còn tồn tại một vài nhược điểm, gây khó khăn cho các Marketer như:

  • Phải tuân thủ đúng “luật chơi” – các chính sách tiêu chuẩn cộng đồng được đặt ra của mỗi nền tảng
  • Không thể kiểm soát được việc lan truyền thông tin sai lệch
  • Cần nhiều nguồn lực, chất xám và chi phí để đầu tư những nội dung thực sự có giá trị
  • Không đảm bảo rằng khách hàng chắc chắn sẽ mua hàng nếu chi tiền nhiều
  • Đối với một số nền tảng, chi phí quảng cáo khá cao
  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt vì phải liên tục cung cấp cho người dùng những thông tin có giá trị

Chiến lược Social Media kết hợp với SEO

Như đã nói, ở trên, Social Media là công cụ hỗ trợ rất nhiều cho SEO cũng như tăng traffic website. Khi kết hợp với nhau, 2 mảng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tạo dựng kênh truyền thông uy tín

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhóm khách hàng của mình muốn gì, đang sử dụng loại mạng xã hội phổ biến nào để lựa chọn kênh xây dựng cho phù hợp.

Chiến lược Social Media kết hợp với SEO

Tiếp đến cần phải chú trọng từng nội dung đăng tải, đảm bảo đúng, đủ, đồng nhất thông tin ở tất cả các kênh để tạo sự uy tín, tin cậy đối với khách hàng.

Tiếp cận đối tượng tiềm năng

Sau khi đã có được sự tin tưởng từ người dùng, bạn cần “chăm sóc” các trang mạng xã hội của mình một cách chỉn chu bằng những thông tin bổ ích, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, đặc biệt là phải có giá trị thực tế để giữ chân và thu hút khách hàng tiềm năng.

Đa dạng hóa cách tiếp thị

Hiện nay, có rất nhiều kênh để tiếp thị. Vì vậy, ngoài những kênh chính, tập trung chủ yếu nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên tận dụng những nguồn kênh khác để mở rộng quy mô thị trường của mình, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Xây dựng thương hiệu trên Social Media

Khi thiết lập hồ sơ trên Social Media, bạn cần phải nhất quán thông tin ở các trang mạng xã hội với website và môi trường kinh doanh offline để định vị được thương hiệu trong lòng người dùng.

Khi doanh nghiệp bạn đang có nhiều tài khoản Social Media bạn nên xây dựng một hệ thống đồng nhất từ hình ảnh, màu sắc, nội dung đến các thành phần chi tiết hơn như thời gian hoạt động, giới thiệu công ty, địa chỉ website…

Tạo liên kết trên Social Media

Trong mỗi bài viết, bạn có thể đính kèm các liên kết nội dung bài liên quan bên dưới để “kéo” người dùng về website của mình. Khi có càng nhiều backlink trỏ về website nghĩa là doanh nghiệp có đủ độ uy tín và đáng tin cậy.

Tăng tương tác kênh Social Media

Để kênh của bạn được hoạt động tốt thì cần phải duy trì đăng bài, tương tác với khách hàng bằng các minigame, livestream hoặc bất kỳ cách thức nào miễn là phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp.

Tăng tương tác kênh Social Media

Ngoài ra cần chú ý đến hình thức và chủ đề nào được khách hàng thường tương tác nhiều để tiếp tục duy trì và phát triển thêm nội dung đó.

Một số mảng công việc trong ngành truyền thông xã hội

Trong mảng Social Media, bạn có thể làm việc ở những vị trí sau:

  • Sáng tạo nội dung
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng
  • Sản xuất video và hình ảnh
  • Nghiên cứu thị trường và quảng cáo số
  • Influencer marketing (truyền thông ảnh hưởng)

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về social media là gì? Cách kết hợp social media với SEO sao cho hiệu quả, ưu – nhược điểm của social media cùng những chức năng, cách vận hình của hình thức truyền thông này. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn và sử dụng social media hiệu quả hơn.

Popup